Khi Willie Groves đến Aston Villa từ West Brom với giá 100 bảng vào năm 1893, chắc ông không ngờ rằng 120 năm sau, thế hệ con cháu sẽ lại tìm đến ông từ một cầu thủ chạy cánh người xứ Wales có giá 85 triệu bảng.
Truyền thông Tây Ban Nha thì nói rằng Bale không phá kỷ lục chuyển nhượng. Nhưng truyền thông Anh khẳng định rằng Bale đã phá kỷ lục chuyển nhượng.

Groves là cầu thủ đầu tiên được chuyển nhượng với giá 100 bảng – mức phí mà FA yêu cầu Villa trả cho đội bóng Midlands. Và kể từ đó, các kỷ lục chuyển nhượng đã bị phá vỡ 42 lần, mà đỉnh cao là vụ Bale từ Tottenham sang Real Madrid.
Vụ Bale đã phá kỷ lục chuyển nhượng?
Real Madrid có sức mạnh tài chính khủng khiếp để chẳng có gì lăn tăn khi 5 lần phá vỡ kỷ lục chuyển nhượng trên thế giới cho Bale, Cristiano Ronaldo, Kaka, Zinedine Zindane và Luis Figo.

Nhưng trong thập kỷ bóng đá bắt đầu phát triển thì nước Anh mới là nơi thường xuyên lập ra các kỷ lục chuyển nhượng. Cho đến năm 1932, khi River Plate trả cho Tigre 23 nghìn bảng để mua Bernabe Ferreyra, thì kỷ lục chuyển nhượng mới lần đầu tiên chạy ra khỏi đảo quốc Sương mù.

Từ năm 1952, Italia là quốc gia vô địch về phá giá cầu thủ, bắt đầu từ Hans Jeppson chuyển từ Atalanta đến Napoli với giá 52 nghìn bảng. Serie A tiếp tục phá giá cầu thủ cho đến năm 1973, khi Johan Cruyff đến Barcelona với giá 922 nghìn bảng.

Sau đó, Italia vẫn tiếp tục thống trị thị trường chuyển nhượng với Bryan Robson, Alan Shearer, Denilson và Diego Maradona, cầu thủ duy nhất trong lịch sử là chủ nhân của hai kỷ lục thế giới về giá chuyển nhượng, cho đến khi Real Madrid mua Luis Figo.

Bạn đọc có thể xem ở bảng dưới: Các kỷ lục chuyển nhượng tăng dần trong 20 năm qua, giá cầu thủ ngày càng đắt, đi cùng sự bùng nổ về tài chính từ khi bóng đá gắn với truyền hình.
Giá cầu thủ ngày càng cao.
Bảng thứ 2 cho thấy Italia và Anh là hai quốc gia phá giá cầu thủ nhiều lần nhất trong lịch sử bóng đá. Real Madrid dĩ nhiên là đội phá giá cầu thủ nhiều lần nhất. Trong khi Scotland cũng có 1 lần phá giá chuyển nhượng với thương vụ Syd Puddefoot, chuyển từ West Ham đến Falkirk với giá 5000 bảng vào năm 1922.
Italia và Anh là hai quốc gia phá giá cầu thủ nhiều lần nhất.
Các cầu thủ mang quốc tịch Anh là những người phá giá chuyển nhượng nhiều lần nhất. Tuy nhiên từ năm 1952 đến giờ chỉ có 2 người Anh lập ra mốc mới về giá cầu thủ là Bryan Robson từ Wes Ham đến Man Utd với giá 1,5 triệu bảng vào năm 1981, và Alan Shearer từ Blackburn đến Newcastle vói giá 15 triệu bảng vào năm 1996.
Cầu thủ mang quốc tịch Anh phá giá chuyển nhượng nhiều nhất.
Ngoài Real Madrid, các CLB Italia là những kẻ hay phá giá chuyển nhượng nhất. Juventus đã có 5 lần lập kỷ lục về giá chuyển nhượng, bằng Real. Milan và Inter cũng đã từng có 4 lần.
Real Madrid và Juventus cùng phá kỷ lục chuyển nhượng 5 lần.
Ngạc nhiên nhất là Sunderland cũng đã có 3 lần phá giá chuyển nhượng, nhiều hơn cả Barcelona. Vụ chuyển nhượng gần nhất mà Sunderland phá giá là mua Trevor Ford từ Aston Villa. Ford cũng là cầu thủ xứ Wales duy nhất, trước Bale, lập kỷ lục về giá chuyển nhượng.
Theo Thể thao & Văn hóa

Đăng nhận xét