Miệng giữ thăng bằng thanh kiếm dài gần 1m trên mũi dao nhỏ, phía trên là bộ ly mỏng manh, đó là một trong những động tác của môn xiếc đế kiếm.
http://tanchau123.blogspot.com/
Dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt ưa nhìn nên ít ai nghĩ rằng cô gái Trịnh Trà My lại đang theo đuổi môn xiếc được xếp vào loại nguy hiểm bậc nhất - đế kiếm. Không những thế, với tài năng của mình, Trà My còn làm rạng danh cho làng xiếc Việt Nam khi giành huy chương vàng Liên hoan xiếc quốc tế tại Nga (2012).

http://tanchau123.blogspot.com/
Không chỉ ở Việt Nam, trên thế giới môn xiếc này cũng rất ít người theo đuổi bởi độ khó và đòi hỏi kiên trì của nghệ sĩ. Để có được thành công như ngày hôm nay, Trà My phải trải qua quá trình vất vả khổ luyện.
http://tanchau123.blogspot.com/
Mẹ là nghệ sĩ xiếc kỳ cựu, vì vậy Trà My được làm quen với môi trường này từ nhỏ. Năm 12 tuổi, Trà My chính thức nhập học trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam. Trong suốt 5 năm học tập tại đây, Trà My vừa học những kiến thức cơ bản, vừa tập luyện chuyên ngành riêng của mình. Xiếc đế kiếm đòi hỏi người nghệ sĩ phải có khả năng giữ được thăng bằng rất tốt. Vì vậy, đôi chân  chính là vật báu của cô gái này. Để tăng tính hấp dẫn cho màn biểu diễn của mình, Trà My còn kết hợp biểu diễn xiếc với múa bale với chiếc giầy mũi cứng, hoặc múa bụng.
http://tanchau123.blogspot.com/
Để có được 10 phút tỏa sáng trên sân khấu, đón nhận những tràng pháo tay của khán giả, cô đã phải trải qua nhiều năm khổ luyện. Trà My chia sẻ: "Đế kiếm đòi hỏi thể lực và sự kiên trì, không thể ngày một ngày hai tập luyện có thể biểu diễn thành công".
http://tanchau123.blogspot.com/
Đặc biệt, việc luyện tập thường xuyên với những cây kiếm, dao sắc nhọn, không được che chắn,  là khó khăn lớn nhất đối với cô. Trà My cho biết: "Bị kiếm đâm chảy máu là chuyện thường đối với mình khi tập luyện. Vì vậy, để có thể kiên trì theo đuổi đế kiếm, bản thân mình phải tự rèn luyện một tinh thần thép". Không chỉ đòi hỏi kỹ thuật, Trà My còn phải tập luyện những động tác múa kiếm đẹp mắt  để tăng tính nghệ thuật của màn biểu diễn. Đó là một trong những yếu tố thu hút người xem.
http://tanchau123.blogspot.com/
Để có thể biểu diễn được động tác này, My đã phải tập luyện khoảng 4-5 năm. Thời gian đầu, cô chỉ cắn được 30 giây vì đau buốt xương hàm, không thể nhai nổi cơm.
http://tanchau123.blogspot.com/
Sau nhiều năm khổ luyện, đến nay Trà My đã có thể  vừa di chuyển vừa cắn kiếm giữ thăng bằng được trọng lượng hơn 1kg trong 5- 6 phút.
http://tanchau123.blogspot.com/
Xiếc đế kiếm còn đỏi hỏi rất cao về thể lực. Bởi khi biểu diễn, người nghệ sĩ còn phải leo dây lên độ cao 5m trong khi miệng vẫn cắn kiếm và giữ thăng bằng bộ ly. Trong ảnh: My nhẹ nhành leo lên chiếc dây lụa mềm và thực hiện uốn dẻo, xoạc chân, trong không trung với dao, kiếm, ly thủy tinh lơ lửng trên đầu. Chỉ cần một sơ suất nhỏ, những vật sắc nhọn này có thể lao thẳng vào người diễn. Nhưng cô gái này lại thực hiện các động tác rất tự nhiên và duyên dáng.
http://tanchau123.blogspot.com/
Động tác giữ thăng bằng 9 chiếc ly trên cán dao mỏng được My thực hiện rất đơn giản. Thời gian đầu, My phải nhét áo vào trong người để tránh tai nạn nghề nghiệp. May mắn là từ trước đến nay, nhờ có tinh thần thép nên các màn biểu diễn của My đều trọn vẹn và an toàn.
http://tanchau123.blogspot.com/
Trà My đứng trên sân khấu lần đầu tiên với vai trò nghệ sĩ xiếc đế kiếm vào năm 17 tuổi và phải biểu diễn trước 1500 khán giả. Đến nay cô gái trẻ đã có ba năm kinh nghiệm trong nghề và gặt hái khá nhiều thành công.
http://tanchau123.blogspot.com/
Mặc dù vậy, do tuổi thọ của nghề không cao và có thể bị chấn thương bất cứ lúc nào, nên ngoài công việc, Trà My đang theo học ĐH Phương Đông chuyên ngành Kế toán.
http://tanchau123.blogspot.com/
Mỗi diễn viên xiếc đều phải tự chuẩn bị đạo cụ cho mình, vì vậy, Trà My luôn bảo quản và giữ gìn rất cẩn thận. Hiện tại, cô gái này đang chuẩn bị cho chuyến lưu diễn tại Tây Ban Nha vào tháng 1/2014.
Theo An Hoàng

Đăng nhận xét