Tuyển tập 12 quyển Vĩnh Thái Huyện Chí năm thứ 13 thời vua Càn Long nhà Đại Thanh đã được biên tập lại và xuất bản năm 1922 có ghi chép về người đàn ông tên là Trần Tuấn tự Khắc Minh, ngụ tại thôn Thang Tuyền, huyện Vĩnh Gia Sơn, tỉnh Phúc Kiến (nay là thôn Thang Trình, xã Ngộ Đông, huyện Vĩnh Thái). Người đàn ông này sinh năm 881 niên hiệu Hy Tông Trung nhà Đường (năm tân sửu) mất năm 1324 niên hiệu Thái Định Giáp Tử nhà Nguyên, hưởng thọ 443 tuổi.
Sách còn viết thêm, bởi vì tuổi quá cao lại không có con cái nên người dân trong thôn thay nhau phụng dưỡng ông Trần Tuấn. Khi càng lớn tuổi, cơ thể ông càng teo đi, dần dần biến nhỏ như một đứa trẻ, đi lại bất tiện.
Người dân trong thôn đã đan một chiếc giỏ trúc đặt ông Trần vào trong rồi mang ra đồng để tiện chăm sóc. Và vì thế, ông còn được gọi là Thái Lam Công (ông giỏ trúc). Khi ông đói, những người phụ nữ cho ông ăn sữa như trẻ sơ sinh.
Sau khi ông mất, người dân bản địa có khắc một bức tượng đặt cùng xương cốt của ông và thờ cúng trong miếu Thang Tuyền. Tấm bia bằng gỗ khắc tên ông hiện nay vẫn còn được lưu giữ.
Hình vẽ phác họa về người đàn ông Trung Quốc sống thọ 443 năm |
Theo baidu, nơi ông Trần Tuấn sống có một suối nước nóng nhiệt độ lên đến 73 độ C. Chỉ cần nhúng một chú gà vào dòng suối này thì vài phút sau có thể nhổ sạch lông. Ông Trần Tuấn sống tới hơn 4 thế kỷ rất có thể là do thường xuyên được tiếp xúc suối nước nóng này.
Trong khi đó, người dân bản địa lại tin vào truyền thuyết có một đứa trẻ đã làm đứt sợi dây cột cuốn sách sinh tử. Trong lúc hoảng loạn, đứa bé xé vội một trang trong cuốn sách để thay thế sợi dây cột kia, và trang bị xé đó chính là nơi ghi chép thời gian sinh tử của ông Trần Tuấn. Diêm Vương vì không thấy tên Trần Tuấn trong cuốn sách sinh tử nên người đàn ông này đã nhiều lần thoát chết.
Tuy nhiên, Diêm Vương vốn là người làm việc nghiêm túc. Ông đã bắt đứa trẻ xé sách kia cùng một đồng môn khác mang theo một chiếc giỏ than đen đến suối Thang Tuyền rửa thành than trắng.
Thấy vậy, Trần Tuấn liền cười ha ha nói: "Ta sống được 443 năm rồi nhưng chưa thấy ai rửa được than đen thành trắng cả". Và đúng buổi trưa ngày hôm đó Trần Tuấn qua đời.
Một trường hợp sống thọ đáng kinh ngạc khác là danh y Lý Khánh Nguyên sinh năm 1677, mất năm 1933, hưởng thọ 256 tuổi.
Lý Khánh Nguyên là danh y nổi tiếng cuối đời nhà Minh đầu nhà Thanh. Năm 100 tuổi ông đã được nhà vua trao tặng giải thưởng đặc biệt cho những cống hiến trong y thuật. Năm 200 tuổi ông bắt đầu giảng dạy trong trường đại học. Rất nhiều học sĩ phương Tây nghe danh tiếng đến xin được gặp ông.
Trong suốt cuộc đời mình, ông có tổng cộng 24 bà vợ và 180 người con. Thời báo New York Times và tạp chí tin tức hàng tuần của Mỹ - Times cũng đã dành chuyên mục đặc biệt viết về ông.
Ông trải qua tất cả 9 triều đại từ nhà Thanh từ Khang Hy, Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh, Đạo Quang, Hàm Phong, Đồng Trị, Quang Tự, Tuyên Thống đến thời Dân Quốc và là trường hợp sống thọ hy hữu trên thế giới.
Ông cho biết nguyên nhân sống trường thọ là: thứ nhất ăn chay, thứ nhì là duy trì nội tâm vui vẻ, thoải mái và thứ ba là tích cực dùng lá sen, hạt Muồng, quả La Hán, Kỷ Tử đun trà uống.
Ông luôn tin rằng việc duy trì một trạng thái bình tĩnh, "ngồi như rùa, đi như chim, ngủ như cẩu" là bí quyết sống thọ.
Theo Thu Huệ
Đăng nhận xét