Năm 1938, một nhóm khảo cổ người Trung Quốc trong chuyến khảo sát một hang động nằm ở ngọn Bayankala, phía Đông Bắc cao nguyên Thanh Tạng đã tìm được chiếc đĩa đá có niên đại từ khoảng 10.000 đến 12.000 năm trước.
Trên bề mặt chiếc đĩa đá này có rất nhiều ký tự, các chữ tượng hình. Tuy nhiên, mãi đến năm 1962, một chuyên gia người Trung Quốc - tiến sĩ Tsum Um Nui mới giải mã được thông điệp từ đĩa đá.
Những ký tự này nhắc đến việc một tàu không gian đã hạ cánh trên trái đất từ một hành tinh xa xôi cách đây 12.000 và họ tự gọi mình là Dropa.
Bất chấp thái độ muốn giao lưu một cách hòa bình, một bộ tộc tên là Khams đã tấn công Dropa, thậm chí giết chết một trong số họ và cuối cùng Dropa bị mắc kẹt ở trái đất.
Các nước phương Tây không quan tâm đến sự việc này cho đến khi tiến sĩ người Nga Zaitsev tiến hành những chuyến thám hiểm, nghiên cứu về chiếc đĩa đá và có bài viết thú vị trên tạp chí Sputnik năm 1968.
Bài viết cho biết, ngay tại thời điểm Zaitsev đến nghiên cứu, trong hang vẫn còn hai bộ tộc là Khams và Dropa sinh sống. Hình dáng của họ rất kỳ lạ. Họ không phải người Trung Quốc, Mông Cổ hay Tây Tạng.
Họ có làn da vàng, mái tóc thưa, cái đầu rất to và chỉ cao khoảng 1,2m hoàn toàn tương xứng với mảnh xương được tìm thấy trong hang từ năm 1938.
Nhiều nhà khảo cổ đến từ Đức, Áo đã đến bảo tàng Tây An, Trung Quốc để tìm hiểu về chiếc đĩa đá nhưng giám đốc bảo tàng này đã ra lệnh phá hủy nó và Bắc Kinh cũng không công nhận sự tồn tại của Dropa.
Đăng nhận xét