Trong số ra ngày 8/10, tờ Thời báo Nhật Bản (Japan Times) có bài viết tới tiêu đề: “Nước Việt đã mất đi một người yêu nước vĩ đại” của tác giả Cesar Chelala.
Tôi thường nhớ về hình ảnh sống động về những người lao động thấp bé, có vẻ yếu ớt ở vùng nông thôn Việt Nam và tự hỏi: “Liệu có thể tin được những con người đó đã từng đánh bại đội quân hùng mạnh nhất trên thế giới (Mỹ) cũng như trước đó là một cường quốc quân sự khác là Pháp hay không?”.
Một trong những người Việt Nam được ghi danh gắn liền với những chiến thắng đó là Tướng Võ Nguyên Giáp, người đã qua đời hôm 4/10 vừa qua, hưởng thọ 103 tuổi.
Mặc dù có rất nhiều ý kiến về cuộc chiến tranh Việt Nam, nhưng không ai có thể phủ nhận rằng chiến thuật du kích vĩ đại của Tướng Giáp đã đánh bại cả Pháp và đế quốc Mỹ trong một cuộc chiến tranh dài đằng đẵng.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 1988, tướng William Westmoreland, Chỉ huy các lực lượng quân sự của Mỹ trong giai đoạn đỉnh cao của cuộc chiến tranh Việt Nam (1964-1968), nói với W. Thomas Smith Jr : “Tướng Giáp thực sự là một kẻ thù ghê gớm”.
“Tôi cũng xin nói rằng Tướng Giáp đã đào tạo các đơn vị quân đội nhỏ, sử dụng chiến thuật du kích, nhưng ông vẫn kiên định tiến hành một cuộc cuộc chiến tranh vĩ đại”, ông nói. Những gì tướng Westmoreland đã không dám nhắc đến rằng chính những chiến thuật du kích đó là cách duy nhất Tướng Giáp có thể tiến hành để chiến đấu với đội quân hùng mạnh nhất trong lịch sử.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin AP vào năm 2005, Tướng Giáp cũng khẳng định: “Nhưng chúng tôi vẫn chiến đấu. Bởi vì, đối với người Việt Nam, không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Mặc dù ông Võ Nguyên Giáp xuất thân chỉ là một giáo viên và nhà báo, không được đào tạo quân sự một cách bài bản, nhưng ông đã đưa một nhóm quân kháng chiến nhỏ thành một lực lượng quân sự “đáng sợ”. Di sản mà ông để lại có lẽ chỉ đứng sau Chủ tịch nước Hồ Chí Minh, người đã mang lại độc lập cho đất nước Việt Nam.
http://Tanchau123.Blogspot.Com
Trong năm 1954, với một đội quân du kích đi dép cao su, Tướng Giáp đã bao vây lực lượng Pháp ở Điện Biên Phủ, nơi mà tướng Pháp Henri Navarre thiết lập hệ thống phòng thủ.
Quân đội Pháp ở Việt Nam là tập hợp của các lực lượng quân đội chuyên nghiệp và các đơn vị lính lê dương. Việc sử dụng các tân binh từ Pháp tự nó nhằm tránh các cuộc biểu tình ngăn chặn chiến tranh ngày càng nên phổ biến hơn ở nước nhà.
Trong khi phát động cuộc tấn công nghi binh ở các khu vực lân cận, Tướng Giáp đã cho di chuyển và tiến hành đặt 24 khẩu lựu pháo xung quanh các ngọn đồi ở Điện Biên Phủ, bao trùm khu vực bảo vệ từ sân bay của Pháp.
Tướng Giáp đã ra lệnh cho đào một hệ thống đường hầm bao quanh khu cố thủ của Pháp, phát động cuộc tấn công vào ngày 13/3/1954. Gần 2 tháng sau đó, vào ngày 7/5/1954, người Pháp đã phải đầu hàng. Đó là một chiến thắng quan trọng, khơi nguồn cho nền độc lập của Việt Nam và đẩy nhanh sự sụp đổ của chế độ thực dân ở Đông Nam Á.
Cuộc chiến 56 ngày đêm là một trong những trận đánh oai hùng của thế kỷ 20, buộc Pháp phải rút quân và dẫn đến Hiệp định Genève năm 1956. Nó cũng khơi nguồn cho cuộc chiến chống lại đế quốc Mỹ chưa đầy một thập kỷ sau đó. Tướng Giáp tiếp tục là Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam trong suốt cuộc chiến tranh với Mỹ.
Sau khi Mỹ rút quân, Tướng Giáp đã viết nhiều về chiến lược và học thuyết quân sự. Sự đóng góp của ông cho hòa bình và phát triển của Việt Nam rất đáng ghi nhớ. Ông sẽ là một trong những nhân vật sáng chói trong lịch sử hiện đại của Việt Nam.
Nguồn Infonet

Đăng nhận xét