Được coi là một trong những hiện tượng tâm linh, nhưng trên cơ sở khoa học, các nhà nghiên cứu lại khẳng định hồn sống chỉ là do ảnh hưởng điện từ trong não bộ hoặc chứng bệnh thần kinh mà thôi.
Theo những truyền thuyết dân gian xa xưa kể lại, không chỉ có những người đã khuất mới có linh hồn và trở thành hồn ma mà ngay cả những người trần cũng có thể nhìn thấy hồn ma của chính mình hay người đang sống khác. Hồn sống cho đến nãy vẫn được coi là một hiện tượng tâm linh mà các nhà khoa học ngoại cảm phải dày công nghiên cứu chuyên sâu để có cái nhìn đúng đắn nhất về nó.
Hiện tượng hồn ma của người dương thế
Hồn sống là một từ được vay mượn từ tiếng Đức có nghĩa là hai người giống nhau. Có thể hiểu nôm na về hiện tượng hồn sống đó là những hồn ma đóng giả làm người dương thế từ ngoại hình, phong thái cho tới giọng nói, thậm chí các ký ức...
Theo thần thoại Ai Cập cổ đại, hồn sống là những hồn ma có ký ức và cảm xúc giống y hệt những người mà chúng đóng giả. Còn theo thần thoại Na Uy, hồn sống lại là một hồn ma luôn đi trước người trần một bước. Chúng luôn thể hiện những hành động của người trần định làm trước một bước. Tuy nhiên, theo một số thần thoại khác thì hồn sống lại là hiện thân của điềm xấu, của sự chết chóc.
Hồn sống thường đóng giả làm người sống từ ngoại hình cho tới tính cách. |
Những hồn sống thường xuất hiện thoắt ẩn thoắt hiện mà không ai có thể dự đoán được. Thi thoảng chúng sẽ vụt qua trước mắt chúng ta, thi thoảng ta lại gặp những hồn sống trên đoạn đường vắng vẻ hoặc có thể xuất hiện ngay sau lưng khi ta soi gương.
Những trường hợp hồn ma đóng thế được ghi nhận
Tháng 9/2006, tạp chí khoa học Nature của Anh đã công bố trường hợp nhìn thấy người giống mình của một bệnh nhân. Theo các nhà khoa học, hiện tượng này rất giống với hiện tượng hồn sống trong truyền thuyết cổ xưa. Khi kích thích điện từ vào vùng thái dương trái, bệnh nhân lập tức có cảm nhận về sự xuất hiện của một "người khác" trong tiềm thức của mình.
"Người khác" theo miêu tả là một người trẻ tuổi, không xác định được giới tính, bất động và tuyệt nhiên không nói gì. Điều đặc biệt là người này lại có ngoại hình giống y hệt nữ bệnh nhân kia. Nữ bệnh nhân nhớ lại lúc đó, người giống mình đang đứng ngay sau cô, gần như là liền kề với vị trí chiếc giường cô đang nằm.
Lần kích điện thứ 2, nữ bệnh nhân lại có cảm nhận về sự hiện diện của một người đàn ông đang ôm chầm lấy cô. Tuy nhiên, vì cảm giác khó chịu nên cô đã ra hiệu dừng kích điện. Lần thứ 3, cô cảm nhận được sự tồn tại của một người đang đối diện với cô, chếch sang phía bên phải. Theo lời nữ bệnh nhân, hồn ma nam đối diện đang cố gắng can thiệp bằng mọi cách vào cuộc nghiên cứu này.
Trước kia, hiện tượng hồn sống cũng đã được ghi nhận lại rất nhiều. Trong đó phải kể tới trường hợp của nhà thơ theo trường phái trừu tượng John Donne người Anh. Nhà thơ Donne khẳng định đã nhìn thấy hồn sống của vợ mình vào năm 1612 tại Paris. Câu chuyện xảy ra vào đúng đêm cô con gái vẫn đang nằm trong bụng của họ bị chết lưu. Sau khi đặt chân tới Paris được 2 ngày, ông Donne ngồi trong phòng ăn một mình. Sau nửa tiếng, ông Robert - bạn của ông Donne quay trở lại thì thấy ông Robert đang trong trạng thái rất nghiêm túc như muốn nói điều gì.
Nhà thơ John Donne đã nhìn thấy hồn sống của vợ mình. |
Cuối cùng, khi hết bối rối, ông Donne mới kể lại rằng, ông vừa nhìn thấy người vợ yêu dấu của mình đi ngang qua căn phòng này hai lần. Bà để tóc dài ngang vai và bế một đứa trẻ đã chết trên tay. Sau đó, bà dừng lại, nhìn thẳng vào mặt ông và biến mất trong không khí.
Tạm kết
Qua câu chuyện của ông Donne, ông Robert cũng như hầu hết chúng ta đều tin rằng, có thể vì do quá kiệt sức mà ông Donne đã rơi vào trạng thái ảo giác đó. Tuy nhiên, giải thích trên lập trường khoa học tâm linh, điều này có thể không đúng.
Có rất nhiều lý giải cho hiện tượng hồn sống. Một số người thì cho rằng đó là những sinh vật siêu nhiên, những bản sao linh hồn hay những cặp song sinh xuất quỷ nhập thần. Trong khi đó, các nhà khoa học chỉ đơn giản giải thích rằng đó là do hiện tượng nhiễu điện từ trong não hoặc do một số bệnh về thần kinh như tâm thần phân liệt.
Theo Trí thức trẻ
Đăng nhận xét