Những câu chuyện khó tin nhưng có thật về các địa danh nổi tiếng Trung Quốc.
1. Mê nhân hồ
Mê nhân hồ nằm trong khu rừng nguyên sinh trên núi Cao Lê Công, tỉnh Vân Nam có chiều rộng không đồng đều phân biệt rộng nhất 150 m và hẹp nhất 60 m, cao khoảng 3540 m so với mực nước biển.
Mê nhân hồ quanh năm nước dồi dào, được hình thành bởi nước mưa và tuyết tan, mặt nước bốn mùa yên ả, ngay cả khi có cuồng phong cũng không hề lay động. Nó được bao quanh bởi rừng rậm nơi có nhiều động vật quý hiếm sinh sống.
Sở dĩ nó được gọi là Mê nhân hồ hay Hồ nghe lệnh bởi những chuyện như trong thần thoại xảy ra ở đây.
Những nhà nghiên cứu, thám hiểm phát hiện ở đây con người chỉ có thể thì thào với nhau, nếu hét to nhiều lần, lập tức mây đen, cuồng phong thay nhau kéo đến, rồi mưa ào ào trút xuống.
Các nhà khoa học cho rằng đó có thể là do địa thế của Mê nhân hồ. Mặt trên hồ thường được bao phủ bới lớp sương dày ngậm nước bão hòa khi bị chấn động bởi tần sóng âm thanh sẽ ngưng tụ lại tạo thành mưa và mưa đá.
2. Ao phản chiếu
Trong một ngôi làng tại tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc có một cái ao cá rất kỳ lạ được gọi là ao phản chiếu. Hình ảnh ao cá phản chiếu không phải là vật gì hiện hữu ngay bên cạnh bờ ao mà là ngọn núi có tên Độc Tú Phong chỉ cao 400m ở cách xa 5 km về hướng Tây.Mặc dù vùng xung quanh cũng có rất nhiều ao cá được hình thành nhưng chỉ duy nhất ao cá này có thể phản chiếu được hình ảnh Độc Tú Phong.
Vì ngọn núi nằm ở phía Tây ao cá, nên vào buổi chiều bóng núi đổ trên mặt ao từ hướng Tây cũng có thể tạm coi là kết quả phản chiếu ánh mặt trời về chiều. Vào buổi sáng, khi mặt trời mọc lên từ hướng đông bóng Độc Tú Phong vẫn hiển hiện bất dịch.
3. Rừng thông cong
Huyện Huệ Thủy, tỉnh Quý Châu phía đông nam Trung Quốc nơi chủ yếu người dân tộc Bố Y sinh sống bên cạnh những cánh rừng thông ngút ngàn trải dài theo sườn núi.Tuy nhiên thông ở đây rất đặc biệt, chúng không mọc thẳng mà uốn lượn ở mọi tư thế, cây nằm rạp xuống đất, cây mọc xiên, cây vươn lên trời. Ngạc nhiên hơn, hàng triệu gốc thông ở đây bất luận to nhỏ đều uốn cong theo chiều kim đồng hồ.
4. Ngõ không đèn
Ngõ không đèn nằm trong đường Quảng Lăng, Dương Châu, Trung Quốc. Sở dĩ nó được gọi là ngõ không đèn là vì theo người dân sống ở đây, ngõ phố này cơ bản không thể lắp được đèn, cứ lắp ngày hôm nay ngày hôm sau bật lên không thấy sáng. Họ cũng nhiều lần thay rồi lấy bóng đèn xuống kiểm tra, bên ngoài thì vẫn mới nguyên nhưng dây tóc bên trong luôn bị đứt không biết vì nguyên cớ gì.Khổng chỉ đèn điện, nếu dùng đèn pin hay đèn xe máy, đèn ắc quy đều xảy ra hiện tượng tương tự vì thế hễ đến tối là không ai dám bén mảng đến ngõ phố này.
Theo lời kể người già sống xung quanh, ngõ này từ đời nhà Thanh từng là hiện trường thảm sát quy mô lớn, thây chất thành đống lên đến tận mái nhà.
5. Bí ẩn lời nguyền núi Song Nhũ Phong
Song Nhũ Phong ở tỉnh Sơn Đông thu hút nhiều du khách bởi ngoại hình đặc biệt giống như bầu ngực của người phụ nữ. Phía Tây ngọn núi có tấm bia ghi: “Trước thôn có ngọn Song Nhũ Phong, mặc dù tầm vóc không to lớn nhưng cũng mang lại bình an cho dân làng, giữa thôn này và ngọn núi có mạch nối nếu động vào mạch này, tai họa khôn lường”.Tuy nhiên, vì khai thác đá trên núi bán có lời và hi vọng tìm được báu vật nên dân làng đổ xô khai thác, lật đổ cả tấm bia.
Tháng 6/1995, trong lúc khai thác đá trên núi, dân thôn phát hiện ra một con đường dẫn đi sâu vào trong lòng núi liền báo với cơ quan chức năng.
Sau đó các nhà khảo cổ tìm ra một lăng mộ được cho là của Lưu Khoan Bắc Tề Vương nhà Hán, chứa tới hơn 2400 bảo vật trong đó giá trị nhất là tấm che mặt bằng ngọc.
Tuy nhiên, một thanh niên trẻ trong làng tên là Bảo Sơn ngay hôm đó liền mắc bệnh và chết không lâu sau.
Bí thư thôn cho biết, gia đình họ Đổng sống phía bắc cổ mộ có mẹ và hai con đều nối tiếp nhau qua đời vì ung thư, mấy hộ sống ở phía đông cũng tự nhiên mắc bệnh mà chết, còn trẻ con sinh ra đã có mấy đứa bị câm điếc.
Đây có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay ứng nghiệm của lời nguyền đến nay vẫn còn là bí ẩn.
6. Hồ ếch câm
Hồ ếch câm còn có tên Đại Minh thuộc thành phố Tế nam, Sơn Đông, bốn bề cây cối um tùm nhưng không có rắn rết duy chỉ có nhiều ếch, nhái.Điều đặc biệt, ếch nhái ở đây chưa bao giờ cất tiếng kêu như thông thường, nhiều người nghi ngờ nước hồ có chứa chất độc gì đó làm cho ếch, nhái mất giọng bèn bắt thử vài con mang đến nơi khác thả và theo dõi.
Nhưng thật kỳ lạ chúng lại bất giác cất tiếng kêu vang trời, người ta lại thử nghiệm mang chú ếch khỏe mạnh từ nơi khác đến thả ở Đại Minh kết quả chờ cả nửa ngày cũng không thấy con ếch nào kêu dù chỉ một tiếng.
Rốt cuộc môi trường sống ở hồ Đại Minh có nguyên tố gì làm ảnh hưởng đến loài ếch, nhái khiến chúng câm lặng vẫn đang là câu hỏi mà các nhà sinh vật học chưa tìm ra lời giải đáp.
7. Tượng Phật ở Sùng Văn Tháp
Tháp Sùng Văn nằm trong Học viện Sùng Văn Trung thuộc thành phố Hàm Dương, Thiểm Tây được xây dựng từ năm 1591 năm Vạn Lịch 21 đời nhà Minh.Tháp được xây theo hình bát giác có tổng cộng 13 tầng, mỗi tầng 4 góc đặt bốn pho tượng phật nằm trong hốc ở trạng thái khác nhau. Cứ vào ngày rằm hàng tháng, du khách lại nô nức đổ về đây trẩy hội Sùng Văn, thăm quan, tham gia các trò chơi.
Năm 2002, một cô bé theo mẹ đến đây thăm quan, không cẩn thận rơi từ tầng 12 xuống.
Khi rơi xuống tầng tháp thứ 2 mặt phía tây nam, bé gái bị mắc vào tay của một pho tượng phật. Sau đó người ta tìm cách đưa bé gái xuống thật kì diệu mặc dù rơi từ độ cao như vậy nhưng bé gái vẫn sống sót thậm chí thân thể không bị trầy xước. Những người chứng kiến sự việc bên dưới đều một mực cho rằng nhìn thấy Phật đã giang tay đỡ bé gái.
Số còn lại không tin vào chuyện này cho rằng đó chẳng qua cũng chỉ là khối đá vô chi vô giác không thể giang tay cứu người hay có hành động tương tự.
Nhưng họ cũng không thể lí giải nổi bởi kiến trúc tòa tháp được xây theo hình bát giác trên nhỏ dưới to dần, tượng phật được đặt trong hốc sâu có mái che bên ngoài làm sao bé gái có thể rơi vào trúng pho tượng mà vẫn an toàn?
Cho đến nay người ta vẫn chưa thể tìm được lời giải cho câu chuyện này chỉ biết danh tiếng của tháp Sùng Văn ngày càng bay xa, du khách thập phương hay chuyện ùn ùn kéo đến chủ yếu thắp hương và bái kiến pho tượng làm nên sự kỳ diệu ở tầng tháp thứ 2.
8. Miếu ông lão ở Giang Tây
Miếu ông lão nằm phía bắc hồ Bà Dương thuộc Giang Tây. Đoạn đường đi qua khu miếu này khiến dân nơi đây vô cùng khiếp sợ.Ngày 16/4/1945, chiếc tàu trọng tải 2000 tấn cùng 200 lính của quân Nhật đã bị đắm ở phía khu miếu này. Sau đó họ cử đội lặn tinh nhuệ đến để điều tra nguyên nhân nhưng kết quả chỉ có một viên lính quay về.
Năm 1960, một toán theo thuyền đánh cá xuất phát từ núi Tùng Môn đi qua phía bắc Miếu ông lão không lâu sau chìm nghỉm không tiếng kêu cứu trước sự chứng kiến của người thân.
Từ năm 1985 đến năm 1988 ước tính đã có hơn 30 thuyền gặp nạn xung quanh khu vực Miếu ông lão trong đó chỉ riêng ngày 3/8/1985 đã có tới 13 chiếc bị đắm. Tính đến năm 2010 đã lên đến hơn 100 chiếc.
Có rất nhiều lời kể được ngư dân như họ đã từng thấy thủy quái, bạch long rồi đĩa bay nhưng vẫn chưa có sự việc nào được chứng thực.
Theo Thu Huệ
Đăng nhận xét